Khi quảng cáo kém cần phải làm gì?
1. Hiểu về hiệu suất quảng cáo:
Hiệu suất quảng cáo được hiểu nôm na là làm thế nào để đạt được mức KPI mong muốn với chi phí ít nhất có thể. Trong trường hợp thực tế thì chi phí đó cần phải nhỏ hơn hoặc ít nhất là ngang bằng với ngân sách đề ra ban đầu.
Ví dụ: Bạn chạy 1 chiến dịch với mục tiêu phải thu được 50 Leads (thông tin khách hàng). Ngân sách trọn đời đề ra 5.000.000 VND. Nhưng chỉ cần chạy hết 4.000.000 VND, bạn đã có được 50 Leads. Nghĩa là chỉ cần 80% ngân sách kế hoạch đã đạt đủ KPI. Mức hiệu suất được đánh giá 120%. Chứng tỏ chiến dịch quảng cáo này của bạn có hiệu suất cực tốt.
2. Vì sao phải đánh giá hiệu suất quảng cáo?
Đánh giá hiệu suất đem lại 6 lợi ích sau:
Giúp bạn tránh lãng phí ngân sách, tiền của vào những quảng cáo có hiệu suất kém. Không những tốn nhiều tiền mà còn cho ra kết quả rất ít hoặc thậm chí không có kết quả nào.
Rút ra nhiều kinh nghiệm cho những lần chạy quảng cáo sau để không lãng phí tiền cho Facebook.
Nếu phát hiện được 1 quảng cáo tốt, bạn có thể sử dụng lại mẩu quảng cáo đó trong 1 quãng thời gian nhất định. Giúp tiết kiệm công sức và thời gian khi không phải tạo thêm những mẩu quảng cáo mới.
Nhận biết được quảng cáo nào có hiệu suất tốt là cơ hội để bạn tăng ngân sách/ nhân nhóm quảng cáo đúng chỗ. Qua đó gia tăng lượng kết quả thu được lên mức cao nhất, hiệu suất tăng đáng kể.
Giúp bạn biết được chiến dịch nào đang chạy hiệu quả, quảng cáo nào không. Từ đó có đủ cơ sở để ra quyết định có nên TẮT quảng cáo đó hay không. Hoặc vẫn tiếp tục chạy nhưng tìm các giải pháp cải thiện tình hình quảng cáo sau này.
Giúp bạn bổ túc thêm kiến thức về quảng cáo thông qua việc tìm hiểu nguyên nhân và phương hướng giải quyết khi quảng cáo hoạt động kém.
3. Đánh giá hiệu suất quảng cáo trong Bigbom:
Các cấp độ đánh giá hiệu suất
Để đánh giá sát sao nhất hiệu suất của một quảng cáo, Bigbom sử dụng 5 cấp độ đánh giá sau. Bao gồm:
Xuất sắc
Tốt
Đạt Yêu Cầu
Kém
Rất kém
Cấp độ đánh giá trong Bigbom mang lại lợi ích gì?
Biết chính xác quảng cáo nào hoạt động tốt, quảng cáo nào hoạt động kém. Từ đó có hướng cải thiện hoặc quyết định TẮT luôn quảng cáo để không lãng phí ngân sách.
Triệt tiêu hoàn toàn khả năng bị lãng phí hoặc thâm hụt ngân sách.
Không phải tốn nhiều thời gian để thu nạp kiến thức về tối ưu hóa quảng cáo. Vì Bigbom sử dụng các thuật toán thông minh AI và Machine Learning để vận hành, đã tự động tối ưu, đánh giá quảng cáo thay cho bạn.
Giúp bạn đạt được (hoặc vượt hơn) KPI đề ra nếu sử dụng đúng cách.
4. Phải làm gì khi quảng cáo bị tắt vì có hiệu suất kém/ rất kém?
Dựa trên các cấp độ đánh giá, nếu hiệu suất quảng cáo của bạn là Đạt Yêu Cầu/ Tốt/ Xuất Sắc, thì rất đáng mừng là bạn đã sở hữu mẩu quảng cáo mà nhiều người mong ước. Bigbom sẽ cho phép những quảng cáo thuộc vào 3 cấp độ hiệu suất trên tiếp tục chạy và liên tục tối ưu hóa chúng tự động để quảng cáo thu được nhiều kết quả nhất.
Tuy nhiên, khá nhiều nhà quảng cáo nghĩ rằng chỉ cần tạo 1 content cực hay và cho chạy quảng cáo thì nó sẽ có hiệu suất tốt. Không hoàn toàn như vậy. Mẩu quảng cáo đó vẫn có khả năng bị đánh giá hiệu suất Kém/ Rất Kém (vì rất nhiều nguyên nhân như: cách thiết lập, cách nhắm đối tượng, cách chọn vị trí quảng cáo,...).
Quảng cáo có hiệu suất Tốt là điều mà bất cứ ai cũng mong muốn, nhưng khi quảng cáo có hiệu suất Kém/ Rất Kém, được Bigbom phát hiện và tắt đi thì ta phải làm thế nào? Bigbom sẽ gợi ý cho bạn 4 điều cần làm khi quảng cáo bị tắt. Cụ thể:
4.1 Thay đổi Giá mục tiêu (Target Cost)
Đây là cách đơn giản và dễ thực hiện nhất trong 4 cách.
Bigbom hiện có cơ chế đánh giá hiệu suất quảng cáo như sau:
Giá thực tế =< 80% Giá mục tiêu: Hiệu suất quảng cáo là Xuất Sắc.
80% Giá mục tiêu < Giá thực tế =< 100% Giá mục tiêu: Hiệu suất quảng cáo là Tốt.
100% Giá mục tiêu < Giá thực tế =< 105% Giá mục tiêu: Hiệu suất quảng cáo là Đạt Yêu Cầu.
105% Giá mục tiêu < Giá thực tế =< 140% Giá mục tiêu: Hiệu suất quảng cáo là Kém.
140% Giá mục tiêu < Giá thực tế: Hiệu suất quảng cáo là Rất Kém.
Trong nhiều trường hợp, quảng cáo bị tắt đi là do người dùng đã thiết lập mức Giá mục tiêu quá thấp, không phải là mức giá cao nhất mà họ có thể chấp nhận. Nhắc lại: Giá mục tiêu là mức giá CAO NHẤT mà bạn chấp nhận trả cho mỗi kết quả, có nghĩa nếu giá thực tế khi chạy lớn hơn giá mục tiêu thì quảng cáo bị tắt.
Khi thiết lập Giá mục tiêu chưa phải ngưỡng giới hạn của mình, bạn sẽ có xu hướng đặt Giá mục tiêu ở mức rất thấp. Khi đặt quá thấp thì giá thực tế rất dễ cao hơn Giá mục tiêu => quảng cáo bị đánh giá Kém/ Rất Kém => quảng cáo bị tắt.
Cách giải quyết đơn giản là chỉ cần xác định lại mức Giá mục tiêu phù hợp nhất của bạn và thiết lập lại nó trong Bigbom. Quảng cáo của bạn sẽ được đánh giá hiệu suất lại ngay lập tức. Khi đó, nếu Bigbom đánh giá quảng cáo của bạn là Tốt/ Rất Tốt, quảng cáo sẽ được bật lại sau vài phút.
4.2 Thay đổi Đơn vị đo lường (Metric)
Chúng ta đều nhận ra, với cùng 1 chiến dịch, 1 mục tiêu (Reach, Message, Conversion, Click ...), nhưng mỗi mẩu quảng cáo lại chỉ phù hợp với 1 số loại Đơn vị đo lường. Và chỉ có sử dụng Đơn vị đo lường đó để chạy thì mới có được mức giá tốt. Chuyển qua Đơn vị đo lường khác thì giá lại cao.
Ví dụ: cùng 1 nội dung bán hàng, nếu chạy Đơn vị đo lường Bình Luận Bài Viết thì giá rất thấp, tương tác cao. Ngược lại nếu chạy Đơn vị đo lường Chuyển đổi trên website thì tương tác thấp, giá vọt lên gấp mấy lần (có thể do website thiết kế không tốt, không đẹp, nội dung không hữu ích, load chậm,...).
Vậy nên nếu bạn thấy quảng cáo của mình bị đánh giá Kém/ Rất Kém, hãy thử thay đổi Đơn vị đo lường của quảng cáo đó. Biết đâu bạn sẽ phát hiện ra rằng quảng cáo của mình có thể thu được nhiều kết quả với giá rẻ hơn.
4.3 Chọn chiến lược tự động bật lại quảng cáo có tiềm năng:
Trong trường hợp bạn đã thiết lập đúng Giá mục tiêu ngay từ đầu và đã thử thay đổi Đơn vị đo lường. Nhưng quảng cáo vẫn chưa được bật lại. Bạn hãy thử đến phương pháp thứ 3. Đó là sử dụng một chiến lược tối ưu hóa nâng cao trong Bigbom: “Tự động bật lại quảng cáo có tiềm năng”
Khi chọn chiến lược này, bạn phải lựa chọn khoảng thời gian thu thập dữ liệu (tính từ ngày cuối cùng có dữ liệu trở về trước đó) nhằm để Bigbom có đủ dữ liệu xem xét tiềm năng quảng cáo. Bạn có thể tùy chỉnh khoảng thời gian thu thập dữ liệu là 1 ngày, 3 ngày, 7 ngày, 14 ngày... phù hợp chiến thuật tối ưu của mình.
Bigbom sẽ xét đến 3 điều kiện sau để xem quảng cáo của bạn có thật sự tiềm năng (có khả năng tốt lên trong tương lai) hay không rồi mới quyết định là Bật lại hoặc vẫn Tắt.
3 điều kiện như sau:
Tổng chi tiêu quảng cáo trong khoảng thời gian đã chọn >= ngân sách thử nghiệm nhóm quảng cáo.
TRUNG BÌNH giá thực tế (Tính từ điểm chi tiêu tốt đến ngày cuối cùng có dữ liệu) < Giá mục tiêu.
* Giá thực tế TRUNG BÌNH tính theo công thức:
Tổng chi tiêu/ số lượng kết quả
Giá thực tế tại ngày cuối cùng có dữ liệu < Giá mục tiêu
Khi thỏa đủ 3 điều kiện như trên, quảng cáo của bạn sẽ được bật lại ngay sau vài phút.
Ví dụ: Bạn chọn khoảng thời gian thu thập dữ liệu là 7 ngày. Tổng chi tiêu trong 7 ngày là 1.000.000 VND. Ngân sách thử nghiệm nhóm của bạn là 100.000 VND. Giá mục tiêu là 3.000 VND/ kết quả. Giá thực tế TRUNG BÌNH là 2.000 VND/ kết quả. Giá thực tế tại ngày chọn chiến lược là 2.500 VND. Bigbom sẽ xét các điều kiện như sau:
1.000.000 VND > 100.000 VND.
2.000 VND < 3.000 VND.
2.500 VND < 3.000 VND.
3 điều kiện đều thỏa => Bigbom sẽ bật lại quảng cáo.
4.4 Lựa chọn lại thời gian tối ưu:
Nếu bạn để ý, ở cách thứ 3, chúng ta có phần chọn khoảng thời gian thu thập dữ liệu. Khoảng thời gian này có ảnh hưởng rất lớn đến các điều kiện Tắt/ Bật quảng cáo trong Bigbom.
Vì khoảng thời gian này có thể tùy chỉnh tùy thuộc vào nhu cầu của bạn, nên nếu bạn chọn khoảng thời gian thu thập dữ liệu nào đó (ví dụ như 7 ngày) mà quảng cáo vẫn bị tắt, hãy thử chọn lại những khoảng thời gian khác (14 ngày, Toàn thời gian,...) để Bigbom đánh giá lại dữ liệu trung bình, nếu thỏa mãn thì quảng cáo được bật lại
4.5 Tạo mẩu quảng cáo khác:
Đây là cách cuối cùng mà bạn có thể thử nghiệm lại từ đầu.
Sau khi đã áp dụng 4 cách trên nhưng quảng cáo của bạn vẫn không được bật lại. Điều đó chứng tỏ đây là 1 mẩu quảng cáo khá tệ và gần như không có cách nào để cải thiện.
Bạn nên cân nhắc kĩ những mẩu quảng cáo cũ không hiệu quả trong suốt thời gian qua liệu có nên tiếp tục giữ lại và đổ tiền vào để chạy nữa hay không? Hay bây giờ chính là lúc mà bạn nên sáng tạo thêm những content quảng cáo khác để bắt đầu một hành trình mới.
Last updated