Phân tích chiến dịch

Báo cáo và phân tích dữ liệu của Bigbom.

1. Tổng quan chiến dịch và chi tiêu chiến dịch

Bạn có thể xem phân tích từng chiến dịch, từng nhóm quảng cáo và cụ thể từng quảng cáo trong khoảng thời gian (điều chỉnh góc phải màn hình ở trên)

Nếu chọn phân tích ở cấp chiến dịch sẽ hiện ra tổng quan các nhóm quảng cáo (như hình ở trên)

Và vòng tròn (bên phải) thể hiện số tiền quảng cáo đã được tiêu chiếm bao nhiêu phần trăm của ngân sách chiến dịch

2. So sánh hiệu suất và đánh giá hiệu suất chiến dịch

2.1 So sánh về giá

Nhìn vào biểu đồ, để xem được hiệu suất chiến dịch ngày hôm đó ra sao. Bạn chỉ cần để ý cột Giá mỗi kết quả và đường nét đứt Giá mục tiêu.

  • Nếu cột Giá mỗi kết quả THẤP HƠN đường Giá mục tiêu: chiến dịch hôm đó có hiệu suất Tốt hoặc Xuất Sắc.

  • Nếu cột Giá mỗi kết quả CAO HƠN đường Giá mục tiêu: chiến dịch hôm đó có hiệu suất Kém hoặc Rất Kém.

  • Nếu cột Giá mỗi kết quả vừa chạm hoặc cao hơn không đáng kể so với đường Giá mục tiêu: chiến dịch hôm đó có hiệu suất Đạt Yêu Cầu.

So sánh giữa cột giá mỗi kết quả và đường Giá mục tiêu giúp bạn biết được chính xác hiệu suất của TỪNG NGÀY. Theo dõi hiệu suất chiến dịch sát sao hơn.

2.2 So sánh về Kết quả

Rất đơn giản, cột Kết quả càng cao thì càng tốt Bạn chỉ nên lưu tâm đến những ngày mà cột kết quả thấp hơn đường Kết quả trung bình. Điều đó chứng tỏ chiến dịch của bạn trong những ngày này có hiệu quả hoạt động rất thấp. Qua đó giúp bạn tìm hiểu được nguyên nhân và rút kinh nghiệm cho những lần chạy quảng cáo sau. Vì có nhiều ngành hàng, quảng cáo chỉ có hiệu quả cao ở một số ngày trong tháng, những ngày còn lại thì hiệu quả kém hơn rất nhiều.

3.3 Các trường hợp thường thấy trên biểu đồ so sánh hiệu suất

  • Cột giá và cột kết quả cao gần bằng nhau (vẫn thấp hơn đường giá mục tiêu) Chiến dịch trong ngày hôm đó vẫn tạm chấp nhận được, nhưng cần phải tối ưu thêm. Vì có thêm nhiều kết quả nhưng phải trả nhiều tiền hơn theo cấp số nhân thì sẽ khiến chiến dịch chỉ phụ thuộc vào tiền. Trong khi nếu được tối ưu thì sẽ mất ít chi phí hơn để đạt cùng một lượng kết quả như thế.

  • Cột giá cao hơn cột kết quả: chứng tỏ bạn đang phải trả cái giá quá cao để đổi lấy 1 kết quả. Nếu giá vẫn dưới đường Giá mục tiêu thì cần tối ưu thêm về cột kết quả.

  • Cột giá thấp hơn cột kết quả: chiến dịch của bạn đang chạy rất tốt trong ngày hôm đó, thu được nhiều kết quả với giá thầu rất thấp, tiết kiệm chi phí hơn.

  • Lý tưởng nhất là : cột giá càng thấp so với đường giá mục tiêu, cột kết quả càng cao so với đường kết quả trung bình.

3.4 Xu hướng giá trong biểu đồ So sánh hiệu suất

Xu hướng giảm dần

Khi xét trong khoảng thời gian mà bạn chọn, để ý thấy nếu cột Giá mỗi kết quả giảm dần qua từng ngày, chứng tỏ chiến dịch của bạn đang tốt dần lên. Lời khuyên là bạn nên tăng ngân sách hoặc nhân nhóm quảng cáo để chiến dịch thu được nhiều kết quả hơn với chi phí tiết kiệm nhất. Bạn có thể tham khảo cách nhân nhóm quảng cáo trong Bigbom tại đây

Xu hướng tăng dần

Khi cột Giá mỗi kết quả tăng dần qua từng ngày, chứng tỏ chiến dịch đang phải cạnh tranh khá nhiều với các chiến dịch khác hoặc người dùng từ chối/ bỏ qua tương tác với quảng cáo của bạn. Lúc này, bạn có 4 sự lựa chọn để khiến quảng cáo của mình tốt hơn:

  • Thay đổi Giá mục tiêu.

  • Thay đổi Metric.

  • Chọn chiến lược “Tự động bật lại quảng cáo có tiềm năng”.

  • Sáng tạo mẩu quảng cáo mới.

Xu hướng ổn định

Khi xét trong khoảng thời gian mà bạn chọn, để ý thấy nếu cột Giá mỗi kết quả không thay đổi hoặc thay đổi rất ít, không đáng kể qua từng ngày, chứng tỏ quảng cáo đã chạy ổn định. Lúc này, bạn có thể lựa chọn tối ưu hóa thêm hoặc giữ nguyên không thay đổi gì cả. Nhiều nhà quảng cáo rất sợ trường hợp khi thay đổi/ tối ưu hóa một yếu tố thì lại khiến chiến dịch xảy ra vấn đề, vì thế giữ nguyên không làm gì cả cũng là 1 chiến lược tốt khi chạy ads.

Giá trồi sụt thất thường

Cột giá mỗi kết quả cao thấp không theo quy luật nào và biến đổi lên xuống rất thất thường qua từng ngày. Đây là 1 trường hợp rất khó dự đoán xu hướng, nhất là đối với những nhà quảng cáo ít kinh nghiệm. Cách tốt nhất là nên chọn chiến lược “Tự động bật lại quảng cáo có tiềm năng” và để Bigbom tự động tối ưu, tự động Bật/ Tắt chiến dịch giúp bạn.

3. Chân dung khách hàng

Thông tin được Bigbom thể hiện qua cái phễu

  • Đầu vào : là dữ liệu về đối tượng khách hàng mục tiêu do Nhà quảng cáo tạo

  • Đầu ra: là dữ liệu về đối tượng khách hàng tiềm năng do Bigbom phân tích gợi ý cho người dùng.

Xác định sai chân dung khách hàng dẫn đến hiển thị quảng cáo nhầm đối tượng là lý do khiến nhiều nhà quảng cáo không thu về được kết quả như mong muốn. Vấn đề thường gặp nhất là tệp khách hàng quá rộng, gây loãng hoặc ngược lại quá nhỏ không thể tiếp cận được. Bigbom sẽ giải quyết vấn đề này bằng thuật toán tổng hợp dạng Phễu, tệp khách hàng ngày càng được tinh lọc để tìm ra nhóm có khả năng tiếp cận và tương tác nhiều nhất, giúp nhà quảng cáo hiểu rõ hơn về đối tượng mục tiêu của mình.

Theo hình minh họa ở trên, từ một tệp khách hàng lớn ở đầu vào với thông tin khá chung chung, Bigbom đã tinh lọc ra một chân dung khách hàng chi tiết hơn về độ tuổi, vị trí địa lý và phân chia khung giờ họ hoạt động chính trong ngày. Từ bức tranh này, nhà quảng cáo có thể thiết lập chi tiết hơn cho quảng cáo của mình xuất hiện trong khung giờ nào, ở vị trí nào đồng thời tối ưu nội dung và hình ảnh phù hợp với giới tính, độ tuổi, định dạng thiết bị mà khách hàng mục tiêu của họ thường hay sử dụng.

4. Hiệu suất trong ngày

Biểu đồ Hiệu suất thời gian được thể hiện dưới dạng các ô màu sắc: Xanh lá cây đậm (Xuất sắc), Xanh lá cây (Tốt), Xanh nước biển (Đạt yêu cầu), Đỏ (Kém), Đỏ đậm (Rất kém), Xám (Không có kết quả).

Nhìn vào sự phân bổ các ô màu, Bigbom cung cấp cho bạn chính xác, cụ thể khoảng thời gian nào phù hợp với chiến dịch quảng cáo, khoảng thời gian nào không có hiệu quả, hoặc có hiệu quả nhưng hiệu quả không cao. Quan sát trong thời gian dài, bạn có thể rút ra kết luận về giờ “vàng” quảng cáo không chỉ theo từng ngày, mà theo từng tuần, từng tháng, từng năm, áp dụng đối với lĩnh vực bạn đang làm việc.

Trên cơ sở đó, bạn thiết lập các khung giờ chạy quảng cáo phù hợp với chiến dịch của mình, tránh các khung giờ không phù hợp, giá cao.

5. Biểu đồ nhân khẩu học (độ tuổi, giới tính)

Cách xem dữ liệu :

  • Rê chuột vào các chấm tròn màu xanh lá (độ tuổi) và xanh biển (giới tính) để hiên lên các thông tin cụ thể : nhóm tuổi nào, giới tính nam hay nữ giá và kết quả bao nhiêu

  • Chấm tròn càng to thể hiện kết quả càng nhiều so với chấm nhỏ hơn

Cách chọn dữ liệu để tập trung A/B testing, tăng ngân sách

  • Nhìn vào những chấm tròn dưới đường giá mục tiêu

  • Chọn những chấm tròn càng xa đường kết quả trung bình (về phía bên tay phải)

Như vậy theo hình ảnh trên, độ tuổi ta chọn nhóm 18-24 tuổi thay vì chạy từ 18-50 hay nhóm khác. Về giới tính ta chọn nữ.

6. Nguồn hiển thị (thiết bị, vị trí)

Nguồn hiển thị đưa ra dữ liệu đối tượng mục tiêu của bạn đang ở đâu và dùng thiết bị gì để tiếp cận vào quảng cáo.

Cách xem dữ liệu và chọn thông tin tốt cũng tương tự như biểu đồ Nhân khẩu học

7. Chi tiêu lãng phí

Bạn nên kiểm soát chi tiêu lãng phí như hình 1, làm sao cho cột xanh dương và đường gợn sóng nét đứt xanh dương càng thấp càng tốt.

Để kiểm soát tốt chi tiêu lãng phí thì bạn nên chọn cơ chế Tự động của Bigbom, điều chỉnh giá mục tiêu trong mức tối đa có thể chấp nhận được, hiệu suất tốt xuất sắc là phản ánh cho việc chi tiêu không bị lãng phí.

Last updated